Vỏ tủ điện điều khiển -1
Mô tả sản phẩm:
Tủ điều khiển động cơ dùng để khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ. Thường được lắp đặt để điều khiển cho các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm….Tủ điện điều khiển động cơ MCC (Motor Control Center) dùng để điều khiển và bảo vệ động các động cơ, máy bơm.., có công suất lớn. Có các phương thức khởi động, điều khiển tùy thuộc vào loại động cơ và yêu cầu của khách hàng như là: khởi động trực tiếp, khởi động sao – tam giác, khởi động mềm, biến tần… Tủ điền khiển động cơ có các thành phần chính: Thiết bị đóng cắt MCCB/MCB, Contactor, Relay, Timer, Bộ biến tần (Inverter), Khởi động mềm (Soft Starter), hay bộ khởi động sao - tam giác.
Tủ điện điều khiển
Tủ điều khiển động cơ chia thành các loại sau:
1. Khởi động cứng:
Thường ứng dụng cho những động cơ có công suất nhỏ (<10kW), phương pháp khởi động sao/tam giác. Phương pháp này có ưu điểm: giá thành rẻ, dễ kiểm tra, hoạt động ổn định. Nhược điểm: thường dùng cho động cơ có công suất thấp, dòng khởi động hạn chế không được lớn, đối với những động cơ có công suất cao thì chỉ áp dụng khi nguồn điện cung cấp khỏe.
2. Khởi động mềm:
Thường ứng dụng đối với loại động cơ công suất lớn và nguồn điện cung cấp yếu. Tủ thường sử dụng các thiết bị khởi động mềm của 1 số hãng uy tín. Tủ điều khiển động cơ bằng khởi động mềm có ý nghĩa rất quan trọng trong công nghiệp, giúp tiết kiệm điện năng rất lớn, tăng tuổi thọ làm việc của động cơ hoạt động và không ảnh hưởng đến các thiết bị khác trong lưới điện khi động cơ vận hành. Ứng dụng này rất có giá trị để điều khiển điện áp đặt vào động cơ, sẽ giảm dòng khởi động xuống còn 1,5 ÷ 3 lần dòng định mức phụ thuộc vào chế độ tải vì khi động cơ được đóng trực tiếp vào lưới điện, dòng khởi động của động cơ không đồng bộ sẽ rất lớn từ 5 ÷ 8 lần dòng định mức. Loại này có giá thành cao hơn so vớt khởi động cứng.
3. Khởi động dùng biến tần:
Phương án này có đầy đủ các ưu điểm của khởi động mềm, ngoài ra có thể thay đổi tốc độ động cơ. Ưu điểm tiết kiệm điện năng, tận dụng tối đa công suất làm việc. Khởi động bằng biến tần giúp ổn định điện áp, tránh gây sụt áp cho các thiết bị điện khác. Bảo vệ động cơ khi ngắn mạch, quá tải, mất pha, điện áp cao thấp. Giúp động cơ bền bỉ tăng tuổi thọ cho động cơ.
Ứng dụng
Tủ điều khiển động cơ dùng để khởi động, điều khiển tốc độ hay chiều quay của động cơ. Thường được lắp đặt để điều khiển cho các động cơ có công suất lớn trong các nhà máy, xưởng sản xuất, các trạm bơm….
Thông số kỹ thuật
Thông số | Giá trị |
Điện áp định mức đầu vào | 1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC |
Điện áp định mức đầu ra | 1 pha 220VAC, 3 pha 380VAC |
Dòng định mức | 10 ÷ 6300A (Theo nhu cầu thực tế thiết bị) |
Dòng cắt | 25 ÷ 100kA |
Chế độ khởi động | Cứng sao - tam giác/ khởi động mềm |
Điều khiển tốc độ | Cố định/ thay đổi bằng biến tần |
Thay đổi chiều quay | Có |
Chế độ vận hành | Tự động và tay |
Tần số | 50Hz |
Mật độ dòng điện | 1.5A ÷ 3A/mm2 |
Cấp bảo vệ | IP54 (tủ điện ngoài trời ) / IP42 (tủ điện trong nhà) |
Tiêu chuẩn lắp ráp | IEC 60439-1 |
Bù góc phi | Không |
Giám sát trạng thái từ xa qua GPRS | Không |
Cài đặt nhiệt độ và hiển thị nhiệt độ làm việc bên trong tủ điện | Không |
Tự động điều chỉnh độ ẩm không khí trong tủ điện | Không |
Tự động tắt mở đèn khi đóng và mở cửa tủ điện | Có |
Bộ cắt lọc sét | Có |
Bảo vệ mất pha | Có |
Đồng hồ Volt | Có |
Đồng hồ Ampe | Có |
Kích thước tủ (H x W x D) | 1800x750x500mm |
Số lớp cửa | 2 |
Bề mặt | Sơn tĩnh điện |
Vật liệu | Thép cán nguội, thép cán nóng, tráng kẽm, Inox, dầy 2-3mm |
Lắp đặt | Đặt sàn/treo tường |